Hành trình từ miền núi đến đồng bằng của Aiyu
Giống Aiyu Miêu Lật số 1
Bài‧Esther Tseng Ảnh‧Jimmy Lin Biên dịch‧Thúy Anh
Tháng 6 2020
試問誰最愛台灣?種植愛玉子的農夫、研究隱花果的學者專家有共同的答案:「愛玉小蜂最愛台灣!」由於愛玉小蜂只能在台灣散播花粉與繁衍,帶來台灣獨家的特產──愛玉。
與愛玉小蜂互利共生的野生愛玉子,總是攀緣著樹幹生長,結成果實,高不可攀,採摘危險。苗栗區農業改良場開發出苗栗一號、二號的平地愛玉,產量高,採摘又更為便利;還發現愛玉子胚細胞具有美白功效,進一步研發推廣美白產品,提高愛玉子的應用價值。
Ai là người yêu Đài Loan nhất? Nông dân trồng Aiyu và các chuyên gia nghiên cứu về quả giả sẽ có cùng một câu trả lời: “Tò vò Aiyu yêu Đài Loan nhất!”, bởi vì tò vò Aiyu chỉ có thể thụ phấn và sinh sản ở Đài Loan, mang lại đặc sản độc đáo cho Đài Loan: Quả Aiyu.
Aiyu (Ficusawkeotsang) trong hoang dã là một loài thực vật dây leo sống dựa vào thân cây, trái của chúng thường mọc ở trên cao, cho nên việc hái quả Aiyu rất nguy hiểm. Trung tâm Nghiên cứu và Cải thiện giống nông nghiệp khu vực Miêu Lật (Miaoli District Agricultural Research and Extension Station, gọi tắt là MDARES) đã nghiên cứu ra giống Aiyu đồng bằng là Miêu Lật số 1 và Miêu Lật số 2, hai giống này có sản lượng cao và dễ dàng thu hoạch hơn. Họ còn phát hiện ra rằng, tế bào phôi của Aiyu có công dụng làm trắng và đẹp da, cho nên cũng tiến hành nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm làm đẹp từ Aiyu, nâng cao giá trị ứng dụng của loài thực vật này.
Vườn ươm trông rất bình dị nhưng cấm người ngoài ra vào này tràn ngập ánh sáng mặt trời, hệ thống tưới nước tự động đang chăm sóc cho những mầm non xanh tươi. Đây là Trung tâm Nghiên cứu và Cải thiện giống nông nghiệp khu vực Miêu Lật, nơi đã dành 20 năm để thu thập 115 giống cây Aiyu từ khắp núi rừng và ruộng vườn của Đài Loan.
Ông Lưu Mậu Vinh (Liu Mao-jung) - chuyên viên kỹ thuật đã làm việc tại MDARES 30 năm cho biết, mỗi khi nghe nói ở đâu có cây giống Aiyu đặc thù là ông liền chạy đến, ví dụ như mầm cây Aiyu hái từ vách đá ở Thảo Lĩnh (Caoling) đang được cất giữ trong kho gene của MDARES, nghe nói là mầm cây Aiyu đã trên trăm tuổi. Ông Lưu Mậu Vinh nói: “Cây Aiyu này là nhờ một gia đình đã ba đời làm nghề hái Aiyu dẫn đường mới tìm thấy được, cây đã già nhưng vẫn còn sai trĩu quả, dây leo của cây Aiyu to như bắp tay người”. Thế nhưng sau khi đem về để nuôi trồng thì lại không thích nghi được với khí hậu ở đồng bằng, sản lượng cũng không tốt như mong đợi.
Trong kho gene Aiyu có đủ các loại khác nhau, mỗi loại đều có tính chất riêng của chúng và trong số đó, bất kể là về sản lượng, khả năng thích ứng với khí hậu ở ba miền Bắc, Trung, Nam Đài Loan, hay là hàm lượng pectin có trong hạt Aiyu, tất cả đều không thể sánh với chất lượng của giống Miêu Lật số 1 và Miêu Lật số 2 do MDARES nghiên cứu ra.
Thuần hóa cây hoang, rước cây về đồng bằng
Nhờ có tò vò Aiyu mà MDARES đã dốc lòng nuôi trồng Aiyu, bởi vì tiền thân của MDARES là Trung tâm thí nghiệm nuôi ong và tằm (Sericulture and Apiculture Experiment Station), chuyên nghiên cứu về loài ong mật và qua đó cũng nghiên cứu loài “côn trùng thụ phấn” - tò vò Aiyu. Nhưng điều khác biệt là ong mật hút mật ở bên ngoài, còn tò vò Aiyu thì lại chui vào trong quả để hoàn thành nhiệm vụ thần bí của mình. Để nghiên cứu tò vò, đội ngũ của ông Ngô Đăng Trinh – Phó Giám đốc Trung tâm lúc bấy giờ cũng bắt đầu mở rộng sang nghiên cứu loài thực vật dây leo Aiyu.
Aiyu đa số sinh trưởng trong môi trường hoang dã, thường là ở khu vực núi cao, bám dựa vào những cây cao to mà sống, cành của Aiyu leo càng cao thì kết trái càng nhiều và cũng làm tăng mức độ nguy hiểm cho những người đi hái Aiyu.
Để giúp cho việc hái Aiyu bớt nguy hiểm hơn và có thể nuôi trồng ra giống Aiyu cho sản lượng cao, MDARES đã chọn lọc ra những “giống cây ưu việt” và tiến hành thuần hóa. Năm 2012 và 2013, họ đã nghiên cứu và tạo ra giống Miêu Lật số 1 và Miêu Lật số 2, hai giống cây này sinh trưởng rất nhanh trong môi trường đồng bằng, đồng thời cũng cho sản lượng cao với hàm lượng pectin phong phú.
Bất kể là giống có thể chống lại sâu bọ như Miêu Lật số 1 hay giống cho ra quả sớm như Miêu Lật số 2 đều được trồng bằng cách cho bám vào một cột bê tông cao khoảng 3 mét, người hái chỉ cần mang theo chiếc dao cắt cau được nối dài, không cần leo thang cũng có thể hái được quả, tiện lợi hơn rất nhiều cho việc thu hoạch Aiyu.
Tuy vậy, về việc chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng giống Miêu Lật số 1 và Miêu Lật số 2, MDARES đưa ra phương án trọn gói với tổng giá trị lên đến 400 nghìn Đài tệ, trong đó bao gồm cung cấp 1.000 cây giống Aiyu, hướng dẫn kỹ thuật quản lý nuôi trồng và hỗ trợ cho tò vò Aiyu thụ phấn, kèm thêm một cột bê tông giá khoảng 1.000 Đài tệ, nhưng từ khi là cây giống cho đến lúc có thể thu hoạch nhanh nhất cũng phải 3 năm, chậm nhất là 5 năm mới có thể đạt đến sản lượng ổn định. Vì thế, rất nhiều nông dân đã chùn bước trước phương án trọn gói này.
“Cởi giáp về quê” phát triển quê nhà
Thế nhưng, chủ nhân của vườn Aiyu Phạm Gia ở Ngọc Lý, huyện Hoa Liên, ông Phạm Chấn Hải (Frank Fan) lại là một người rất sáng suốt. Năm 2013, vừa nghe nói MDARES đưa ra phương án chuyển giao kỹ thuật giống Miêu Lật số 1, ông Phạm Chấn Hải liền lập tức báo danh và ký hợp đồng, trở thành nông dân đầu tiên được chuyển giao kỹ thuật. Sau 5 năm nỗ lực, nay đã trở thành người đại diện xuất sắc nhất cho giống Miêu Lật số 1.
Ông Phạm Chấn Hải đã đi làm việc ở Trung Quốc hơn 10 năm, do bố mẹ ông có để lại một mảnh đất ruộng hoang ở quê nhà Ngọc Lý, năm 2005, ông nhờ người đến giúp trồng cây quế, việc trồng trọt khá thành công nhưng lại gặp phải khó khăn ở khâu bán ra thị trường. “Theo quy định trong Luật Thuốc đông y, quế sau khi đã phơi khô và gia công là thuộc dạng nguyên liệu thuốc, chỉ có thể bán trong các cửa tiệm thuốc đông y, còn quế tươi nếu đem bán cho trung gian thì lại không kiếm được lời”. Ông Phạm Chấn Hải còn kiêm chức vụ Trưởng ban thu hoạch và tiêu thụ nông sản phẩm đặc biệt của Ngọc Lý, ông cho biết đã từng nghĩ đến việc trồng cây hoa trà, nhưng làm sao có thể cạnh tranh được với mức giá thấp từ Trung Quốc khi ở tỉnh Quảng Tây có cả một vùng núi trồng đầy loài cây này? Vì thế, lựa chọn duy nhất của ông chỉ còn lại loài cây Aiyu thuần chủng Đài Loan mà thôi.
Sau khi nghỉ hưu, ông Phạm Chấn Hải đã quyết định chặt bỏ hết những cây quế để trồng cây giống Aiyu, đồng thời áp dụng hình thức nuôi trồng hữu cơ. Hai năm trước, khi nhìn thấy cây Aiyu của mình bị sâu ăn, ông đã nhiều lần muốn phun thuốc nhưng cuối cùng chỉ có thể liên tục dùng vòi phun nước áp lực cao để loại bỏ sâu ra khỏi cành, cũng vì thế mà ông còn nuôi thêm một đàn gà để giúp ăn những con sâu bị phun khỏi cành, vừa bảo vệ cho cây Aiyu, vừa nuôi một đàn gà béo tốt.
Trải qua 5 năm nuôi trồng, khắc phục sâu bệnh, để ứng phó với sự biến đổi của khí hậu, ông Phạm Chấn Hải cũng điều chỉnh phương pháp trồng trọt và thời gian thu hoạch, nhất là tạo ra môi trường cộng sinh cùng có lợi cho cây Aiyu và loài tò vò Aiyu. Hiện tại, vườn Aiyu hữu cơ của ông Phạm Chấn Hải xanh ngát tốt tươi, và cho ra những trái Aiyu hữu cơ dày cùi với hàm lượng pectin vô cùng phong phú.
Ông Phạm Chấn Hải nói: “Aiyu là báu vật của Đài Loan, ước mơ của tôi là có thể mang Aiyu bán ra toàn thế giới giống như kiwi của New Zealand vậy.”
Tò vò Aiyu: chỉ có Đài Loan là quê hương
Nói đến “Duy nhất tại Đài Loan”, ông Phạm Chấn Hải quả thực là người có đôi mắt tinh tường, nguyên nhân khiến Aiyu trở thành giống đặc chủng của Đài Loan chính là loài tò vò Aiyu.
Trợ lý nghiên cứu viên tại MDARES Lâm Mạnh Quân (Lin Meng-jin) chỉ ra: “Việc sinh sản của cây Aiyu chỉ dựa vào những phấn hoa mà loài tò vò Aiyu mang đến, loài tò vò này chỉ dài 0,3 cm và không đốt người. Khi Aiyu ra quả, ở phần cuối của quả sẽ tự mở ra một kẽ hở rộng 0,3 cm và lan tỏa ra mùi hương đặc trưng để thu hút tò vò Aiyu chui vào trong quả”.
Những con tò vò Aiyu cái trong quá trình chui ra từ trong quả Aiyu đực, khắp thân sẽ dính đầy phấn hoa, sau đó chỉ cần chúng bay vào trong quả Aiyu cái và tiếp xúc với quả cái là hoàn thành việc thụ phấn, khi quả đã chín thì bên trong chính là những hạt Aiyu có thể dùng để tạo ra thạch Aiyu thanh mát. Nhưng nếu như tò vò Aiyu bay vào trong quả đực thì chúng cũng có thể đẻ trứng bên trong quả này, hoàn thành nhiệm vụ “nối dõi tông đường” cho gia tộc tò vò Aiyu của mình. Có thể nói, quan hệ cộng sinh cùng có lợi giữa cây Aiyu và tò vò Aiyu là một điều kỳ diệu của tự nhiên.
Từ 20 năm trước đã có nông dân Đài Loan muốn trồng cây Aiyu ở Trung Quốc và Đông Nam Á, thậm chí là mang theo cả tò vò Aiyu của Đài Loan đi đến những khu vực này để hỗ trợ việc nuôi trồng, thế nhưng tò vò Aiyu lại không thích nghi được với môi trường và chết ở xứ người.
Lâm Mạnh Quân giải thích, hiện tại, toàn thế giới vẫn chưa phát triển kỹ thuật sinh sản nuôi tò vò Aiyu nhân tạo. Mặc dù ở Trung Quốc có loài thực vật rất gần với Aiyu, tên là “trầu cổ”, nhưng hàm lượng pectin trong quả này không cao như Aiyu, có chuyên gia cũng thử thay tò vò Aiyu bằng tò vò trầu cổ, tuy nhiên do chúng đã trở thành những phân nhánh khác nhau trong quá trình tiến hóa, loài tò vò trầu cổ chỉ chui vào trong quả trầu cổ chứ không có hứng thú với Aiyu cho nên thử nghiệm này đành tuyên bố thất bại.
Những năm gần đây, Trung Quốc liên tục thành công trong việc sao chép nông sản phẩm của Đài Loan, ví dụ như mãng cầu lai dứa, chuối, vải Yuhebao, chỉ có Aiyu là họ không thể sao chép được, đây là món quà mà ông trời ban tặng cho Đài Loan.
Để giúp cho ngành trồng Aiyu vững mạnh hơn, MDARES đã tiến hành chiết xuất và điều chế dựa trên một số giống Aiyu đặc biệt và phát hiện tế bào phôi của Aiyu có công dụng ngăn chặn sự hình thành sắc tố đen, kích thích sự gia tăng của collagen. Sau khi tiến hành thí nghiệm trên tế bào và động vật, kết quả chứng minh, chúng có thể giúp làm trắng và hồi phục da.
Nghiên cứu viên tại MDARES Lư Mỹ Quân (Lu Mei-chun) chỉ ra, thông thường thì một quả Aiyu có thể vò ra được khoảng 200 ml thạch Aiyu, nhưng sau khi chiết xuất bằng công nghệ sinh học thì có thể làm thành 500 miếng mặt nạ hoặc 400 bình tinh chất dưỡng da. Hiện tại MDARES đang tìm kiếm đối tác để chuyển giao kỹ thuật, nếu có thể phát triển thành thương phẩm, ngoài giúp thu hút thêm nông dân trồng Aiyu, điều quan trọng nhất là có thể sẽ tạo ra sản phẩm làm đẹp của riêng Đài Loan.