Nhóm công tác biểu diễn “Yêu thầm Đào Hoa Nguyên” Tác phẩm kịch văn học Vở ca kịch kinh điển trên toàn cầu
Bài‧Lee Hsiang-ting Ảnh‧Nhóm công tác biểu diễn cung cấp̀ Biên dịch‧Tố Kim
Tháng 8 2016
融合現代台灣、戰後上海、中國古典文學,京劇及東方美學等元素的劇碼《暗戀桃花源》首演劇本,30年前由表演工作坊靈魂人物賴聲川發想創作,引起廣大迴響。
今年,表演工作坊將帶著《暗戀桃花源》回到舞台,繼續寫下這齣華人劇作的經典故事。
“ Vở kịch này xứng đáng chiếm một chỗ đứng trên vũ đài thế giới, được trình diễn tại New York - một thành phố được mệnh danh là thành phố ca kịch, nó đánh bại không ít các vở kịch opera.” ── ( NY qiaobao)
“Tác phẩm được yêu thích nhất trong thế giới người Hoa” ──(The New York Times)
“Yêu thầm Đào Hoa Nguyên” (Yêu thầm vùng đất hoa Đào nở rộ) là vở ca kịch được cải biên từ tác phẩm “Đào Hoa Nguyên Ký” của tác giả Đào Uyên Minh tức Đào Tiềm, kết hợp văn học cổ điển và biểu diễn nghệ thuật hiện đại, vở ca kịch này đã được 30 năm rồi! Vở ca kịch xưa và nay vui buồn lẫn lộn này đã được công diễn hơn 1000 suất trên toàn cầu, đúng là tác phẩm ca kịch kinh điển tiêu biểu của người Hoa.
“30 năm trước, tôi hoàn toàn không ngờ vở ca kịch này có thể được diễn liên tục đến 30 năm, nếu như lúc đó có người nói rằng vở ca kịch này có thể diễn liên tục 30 năm, tôi nhất định sẽ nói người đó điên”. Lại Thanh Xuyên nói.
Vào 19/4/2015 (giờ bờ Tây nước Mỹ), vở ca kịch “Yêu thầm Đào Hoa Nguyên” đã chính thức ra mắt người dân Mỹ trong Lễ hội Oregon Shakespeare Festival có 80 năm bề dày lịch sử.
Trong buổi họp báo ra mắt vở ca kịch “Yêu thầm Đào Hoa Nguyên”, Giám đốc chỉ đạo nghệ thuật lễ hội ca kịch Bill Rauch – Người đoạt giải Tony Award cho biết, chọn vở ca kịch này trình diễn 3 suất trong năm, ngoài việc hy vọng có thể hợp tác với nhà biên kịch nổi tiếng ông Lại Thanh Xuyên ra, mà vì đây còn là vở ca kịch mang ý nghĩa tiêu biểu và tính kinh điển trong thế giới Hoa ngữ. Festival ca kịch là 1 trong những lễ hội quan trọng của nước Mỹ, nên phải công diễn vở kịch này.
Vui buồn lẫn lộn‧Thị giác khách quan
Vở ca kịch được vinh danh là “Tác phẩm ca kịch hay nhất thế giới Hoa ngữ” được xếp lịch diễn vào thời điểm quan trọng nhất của Lễ hội ca kịch. Vở ca kịch phiên bản Mỹ do Lại Thanh Xuyên đích thân phiên dịch, đạo diễn, tốn mất thời gian 1 năm để cải biên, đây là lần đầu tiên festival ca kịch phá lệ mời đạo diễn người Hoa, tuyển chọn diễn viên trên khắp nước Mỹ, qua 50 ngày luyện tập không ngừng, biểu diễn 80 suất trong thời gian180 ngày, đây là lần đầu tiên ca kịch Hoa ngữ hướng ra Thế giới, lần đầu tiên được ghi vào lịch sử. Chủ đề và ý nghĩa của một tác phẩm tiêu biểu mang tầm Thế giới, có nhân tính, mặc dù được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhưng vẫn có thể làm run động lòng người, khiến người xem đều cảm nhận được những thông điệp mà vở kịch muốn truyền đạt.
Năm nay (2016), “Yêu thầm Đào Hoa Nguyên” sẽ quay trở lại vũ đài Đài Loan, làm người ta không thể không hồi tưởng lại Nhóm công tác biểu diễn. Vở ca kịch 30 năm này mang các yếu tố: Đài Loan thời nay, Thượng Hải sau thời chiến, văn học cổ điển Trung Hoa, kinh kịch và mỹ học Đông phương, vui buồn lẫn lộn. Giám đốc đoàn ca kịch Tạ Minh Xương ước tính, vở ca kịch này công diễn hơn 1000 suất trên Thế giới, bao gồm công diễn tại các trường chưa qua ủy quyền, ước tính cũng hơn 10 ngàn suất, thậm chí nó còn được chọn làm tài liệu dạy học cho khoa ca kịch trường đại học của Trung Quốc Đại Lục.
Tạ Minh Xương nói, trước kia, mỗi một tác phẩm của Nhóm công tác biểu diễn sáng tác ra, hầu như đều có cùng đặc trưng, nội dung kịch bản hơn phân nửa thể hiện tình huống xã hội hiện nay và bối cảnh lịch sử đương thời, hay là bầu không khí nào đang thiếu trong xã hội, hy vọng thông qua ca kịch truyền đạt lại cho khán giả, ví như “Yêu thầm Đào Hoa Nguyên”, “Bảo Đảo Nhất Thôn”.....đều là những tác phẩm như vậy.
Lại Thanh Xuyên nhớ lại lúc đầu sáng tác vở ca kịch “Yêu thầm Đào Hoa Nguyên”: “Đó là một niên đại khá đặc biệt, thời bấy giờ đang trong lúc cải cách mang tính lịch sử, cũng là lúc mọi người có đủ thời gian nhìn lại thời cuộc và bắt đầu tiêu hóa tình cảm hỷ nộ ái lạc mà thời đại mang đến cho dân chúng Đài Loan”. Linh cảm sáng tác vở “Yêu thầm Đào Hoa Nguyên” là để phản ánh Đài Loan trải qua cuộc vận động xã hội, quá trình bắt đầu tập hợp lực lượng dân chủ, có một chút hỗn loạn, bị quấy nhiễu, nhưng cũng có sự mong đợi ở mức độ nhất định nào đó.
Đại cương của câu chuyện là do sự sơ suất của nhân viên quản lý kịch trường sắp xếp tổng dợt 2 vở ca kịch khác nhau: “Yêu thầm” và “Đào Hoa Nguyên” cùng chung một thời điểm, khiến diễn viên của 2 vở ca kịch này cải nhau một chập. Sau đó họ chỉ còn cách cùng nhau nắm bắt thời gian, với phương thức luân phiên nhau, sắp xếp tập dợt, để hoàn thành diễn xuất vở ca kịch của mình.
Khi diễn xuất, đạo diễn và diễn viên của vở bi kịch “Yêu thầm” và vở hỷ kịch “Đào Hoa Nguyên” cùng quấy nhiễu lẫn nhau, trên vũ đài ho nối sai lời kịch của nhau, nhưng lại khiến cho các cảnh trong kịch vô tình tiếp nối với nhau, va chạm nhau mà tạo nên sự cộng hưởng kỳ diệu. Đây là một vở ca kịch cười vỡ bụng đến nỗi chảy ra nước mắt, mang đầy kịch tính, giúp cho mặt tâm lý không hoàn mỹ của khán giả tìm được cách giải tỏa, để rồi cảm thấy thoải mái hơn.
Sáng tác ngẫu hứng‧Vô số tác phẩm kinh điển
Bắt đầu công diễn từ năm 1986 cho đến nay, từ khóa của vở “Yêu thầm Đào Hoa Nguyên” ngoài những từ : “Lại Thanh Xuyên” và “Nhóm công tác biểu diễn” ra, còn có một từ khóa nữa : tập thể sáng tác ngẫu hứng.
Đối với một tác phẩm kinh điển, người ta thường muốn đi sâu tìm hiểu phương thức sáng tác tác phẩm đó như thế nào. Tạ Minh Xương cho chúng ta hay, với mô thức sáng tác ngẫu hứng như vậy thì trước hết đạo diễn Lại Thanh Xuyên sẽ đưa ra đại cương của kịch bản, đại khái viết khoảng 2 trang giấy. Sau đó, đạo diễn mời tất cả diễn viên và kỹ thuật viên đến cùng nhau thảo luận, sắp xếp tập dợt và sáng tạo ra tính cách đặc trưng, độ sâu tình cảm, đối thoại...... cho từng vai diễn trong vở ca kịch.
Sau mỗi ngày sáng tác ngẫu hứng, phó đạo diễn phụ trách ghi chép lại nội dung sáng tác ngày hôm đó rồi giao lại cho đạo diễn Lại Thanh Xuyên để ông điều chỉnh lại, đến ngày hôm sau, lại triệu tập các diễn viên tiếp tục sáng tác, ngày này qua ngày khác cho đến khi hoàn thành tác phẩm.
Vở ca kịch “Yêu thầm Đào Hoa Nguyên” do đạo diễn Lại Thanh Xuyên nảy ra ý tưởng và qui hoạch được công diễn lần đầu vào năm 1986, ông cùng hoàn thành vở kịch với Lý Lập Quần, Kim Sĩ Kiệt, Đinh Nãi Trúc, Cố Bảo Minh, Lưu Tịnh Mẫn (Lưu Nhược Vũ), Kim Sĩ Hội, Quản Quản, Trần Ngọc Tuệ, Du An Thuận, Thi Tâm Tuệ, Tô Uyển Linh trên núi Dương Minh. “Điều mà đạo diễn Lại Thanh Xuyên quan tâm nhất khi tập dợt là kết cấu tự sự của kịch bản, ông thường điều chỉnh đi điều chỉnh lại nhiều lần, sắp xếp các nhóm diễn sao cho hoàn mỹ nhất, ông yêu cầu rất cao đối với tác phẩm.” Tạ Minh Xương nói.
Đa số kết cấu tác phẩm tự sự của vở ca kịch thường mượn cách để người xem gia nhập vào tình tiết của vở kịch mà gây tác dụng tâm lý để đạt hiệu quả nghệ thuật.
Nhưng vở “Yêu thầm Đào Hoa Nguyên” lại không như vậy, dùng phương thức thể hiện “Kịch trong kịch”, ngược lại, cách này đã khiến cho khán giả trong quá trình xem kịch không ngừng nảy sinh những cảm nhận mới theo tình tiết của vở ca kịch. Trong quá trình cảm xúc luôn dao động này sẽ làm cho khán giả xem kịch một cách lý trí hơn, giống như chúng ta xem câu chuyện của người khác qua một tấm kính trong suốt, chúng ta sẽ có thể đi sâu tìm hiểu, suy nghĩ về ngụ ý ẩn chứa bên trong vở ca kịch.
Theo đoàn kịch đi công diễn khắp nơi trên Thế giới, tham gia hơn 8 lần công diễn vở “Yêu thầm Đào Hoa Nguyên” tại Trung Quốc, Hồng Kông-Macau, Đài Loan, Tạ Minh Xương cho biết, nội dung kịch bản có sửa đổi 3 lần, nhưng chỉ điều chỉnh đôi chút. Ông cho rằng một trong những nhân tố làm cho vở ca kịch này thành công, đó là kịch bản đã tạo cho khán giả nhiều hình ảnh phong phú và nhiều cảm nhận. “Yêu thầm” và “Đào Hoa Nguyên” với bề ngoài tiêu biểu cho sự vui buồn lẫn lộn, xem đến cuối vở ca kịch thì ngược lại “Yêu thầm” có kết cuộc tốt đẹp, còn “Đào Hoa Nguyên” thì lại là bi kịch, xem hiểu vở ca kịch này, chúng ta sẽ có được những cảm nhận vô cùng phong phú.
Tạ Minh Xương cũng quan sát thấy, những lần công diễn sau năm 1999, có rất nhiều khán giả trẻ tuổi không hiểu tình thế lịch sử đại thời đại của hai bờ eo biển trong vở ca kịch, ngược lại, điều họ quan tâm hơn đó là sự dung hòa giữa bi kịch và hỷ kịch, điều này cho thấy, theo sự thay đổi của thời đại, vở ca kịch kinh điển mang đầy tình cảm và nội hàm này vẫn chưa mất đi, ngược lại, nó vẫn lưu lại mối cảm nhận mới trong lòng khán giả thế hệ mới.
Phá vở khuôn khổ ‧Dàn dựng thành phim
The New York Times xưng danh vở “Yêu thầm Đào Hoa Nguyên” là “Tác phẩm được yêu thích nhất trong thế giới người Hoa”; vở ca kịch này đã 3 lần trở lại với vũ đài Đài Loan vào năm 1991, năm 1999 và năm 2006. Năm 1992 phiên bản phim điện ảnh cũng đã phá vỡ khuôn khổ vở ca kịch sân khấu, quay tác phẩm “Yêu thầm Đào Hoa Nguyên” thành phim điện ảnh và đã giành được vô số giải thưởng Quốc tế.
Nói đến phiên bản phim thì không thể không nhắc đến Lâm Thanh Hà, cô đã từng tham gia diễn xuất trong vở ca kịch vào năm 1991, lúc đó cô 39 tuổi, cô đóng vai “Vân Chi Phàm” mới 18 tuổi, cách diễn tự nhiên với hai bím tóc dài ngây thơ khiến người xem cho đến nay vẫn không thể nào quên. Năm sau, cô cũng tham gia diễn xuất trong phiên bản phim, bộ phim này giành được sự khẳng định trong các giải Kim Mã, giải Berlinale, giải TIFF, giải Singapore Chinese Film Festival, 24 năm trước, phim cũng đã đạt được thành tích doanh thu phòng vé gần 20 triệu Đài tệ.
Hỏi Lại Thanh Xuyên, ông làm đạo diễn 30 năm, ông thích nhất màn kịch nào? Lại Thanh Xuyên cho biết vấn đề này rất khó trả lời. Ông nói : “Nếu như nhất định phải chọn thì có thể là màn sau cùng trong phòng bệnh, vì tình tiết và cách diễn trong màn này làm cho người ta khó quên nhất.”
Lúc mới đầu, màn kịch này do Đinh Nãi Trúc (diễn vai Vân Chi Phàm) và Kim Sĩ Kiệt (diễn vai Giang Tân Liễu), dưới sự chỉ đạo của đạo diễn hai diễn viên này chỉ một lần là hoàn thành một ngẫu hứng, vô cùng cảm động, vả lại kết cấu nghệ thuật rất hoàn chỉnh, cảm giác thật hoàn mỹ, tự nhiên. Lại Thanh Xuyên cho biết, ông không đặc biệt chìm đắm trong tác phẩm của mình, nhưng mỗi khi xem đoạn kịch này ông đều khóc mặc dù đã xem mấy trăm lần.
Nhớ lại mấy màn trong vở ca kịch, Lại Thanh Xuyên nói, “Tiền Vũ lăng” là màn kịch rất hay, “ Phòng bệnh Đài Bắc” có cách ghép cảnh kỳ diệu huyền ảo, “Nhất bán nhất bán” là màn kịch đối thoại từng câu một, cũng là những màn kịch được khán giả yêu thích đến điên cuồng......Và 30 năm sau, Nhóm công tác biểu diễn sẽ cho ra phiên bản kỷ niệm 30 năm vào tháng 8/2016, trở về công diễn tại nơi xuất phát – Đài Loan. Phiên bản này do Đinh Nãi Tranh đảm nhiệm đạo diễn, các diễn viên như Phàn Quang Diệu, Châu Chỉ Oánh, Khuất Trung Hằng, Đường Tòng Thánh diễn các vai chính.
“Rất vui vì tác phẩm này được người sau thể hiện, nhất là Đinh Nãi Tranh đóng vai Xuân Hoa đã nhiều năm, cô cũng diễn trong phiên bản phim điện ảnh, lại làm đạo diễn nhiều năm, nhất định có cách nhìn độc đáo, và lại có diễn viên vở ca kịch sân khấu ưu tú nhất Đài Loan thể hiện vở kịch này, tôi cảm thấy rất vui mừng”. Lại Thanh Xuyên cười và thổ lộ, Khuất Trung Hằng nói, cả đời anh chỉ muốn đóng vai ông chủ nhà trọ họ Viên, lần này thì anh được như ý rồi!
Nhóm công tác biểu diễn hoạt động 31 năm, đối với sáng tác, Lại Thanh Xuyên có còn giữ được tâm trạng sáng tác như xưa hay không? Lại Thanh Xuyên trả lời còn và cũng không còn. “Vẫn như xưa đó là tôi vẫn luôn nỗ lực bày tỏ sự quan tâm cuả tôi trong việc dàn dựng vở ca kịch, hy vọng tác phẩm có thể trở thành món quà tặng cho khán giả. Và đề tài của tác phẩm bắt đầu từ thập niên 80 thì hơi nghiêng về chính trị và xã hội, đến năm 2000, sau tác phẩm “Như Mộng Chi Mộng” thì hơi nghiêng về hướng đi vào tâm linh, đây cũng là một sự thay đổi.” Ông nói, trong quá trình Đài Loan dân chủ hóa, kịch trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng, rất nhiều người cho rằng kịch trường là diễn đàn xã hội trong thời kỳ giới nghiêm lúc bấy giờ. Những vở ca kịch của Nhóm công tác biểu diễn thực sự từng có những tác dụng như vậy.
Ngày nay, nền dân chủ của Đài Loan đã phát triển thuần thục, cá nhân ông Lại Thanh Xuyên cảm thấy đã không thể nào dùng bình luận chính trị để làm thay đổi chính trị nữa, tất cả mọi thay đổi đều xuất phát từ tâm linh con người. Ông cho biết : “Nếu như nói có thay đổi gì, thì là điểm này.”
Sáng tác của Nhóm công tác biểu diễn‧Đi vào lòng người.
Lại Thanh Xuyên nhấn mạnh, quan điểm kinh doanh của Nhóm công tác biểu diễn từ trước đến nay vẫn không thay đổi, “Từ khi sáng lập Nhóm vào năm 1984 cho đến nay, chúng tôi rất chú trọng quan điểm kinh doanh là sáng tác qui về sáng tác, chế tác qui về chế tác, hai khâu này không cần phải can thiệp lẫn nhau, thậm chí cũng không cần tiếp xúc với nhau.”
Hoạt động của Nhóm công tác biểu diễn chủ yếu nhờ vào tiền bán vé, Nhóm công tác này có thể duy trì được hơn 30 năm, duy trì lượng sáng tác, có lẽ là liên quan đến chế độ này. Và việc thành lập Nhóm công tác biểu diễn đã nâng cao trình độ biểu diễn nghệ thuật kịch trường Đài Loan trong thập niên 1980, nó cũng khích động sản sinh ra nhiều kịch trường hiện đại.
Khi thành lập Nhóm công tác biểu diễn, Lại Thanh Xuyên hy vọng tạo ra một không gian sáng tác tốt, không áp lực, không ngờ đến năm 1984, ông sáng tác cho đoàn một tác phẩm “Đêm hôm đó, chúng ta cùng hát đối” vô cùng thành công, khiến ông cảm thấy có nhiều áp lực và cho rằng cần phải làm ra một tác phẩm hay hơn tác phẩm “Đêm hôm đó” mới có thể đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Và tác phẩm đó chính là “Yêu thầm Đào Hoa Nguyên”.
Một câu chuyện nho nhỏ chìm trong thời đại lúc bấy giờ đến nay được phát sáng trên sân khấu, công diễn từ Đài Loan đến khắp Thế giới, trở thành vở ca kịch của người Hoa đương đại thường được công diễn nhất, thậm chí còn trở thành nhịp cầu nối giữa ca kịch Đông phương và Tây phương và đây là mấu chốt thành công của vở ca kịch, sự thành công này cũng có lẽ là do Lại Thanh Xuyên cùng Nhóm công tác biểu diễn của ông lãnh đạo luôn sáng tác ra những tác phẩm khơi động đến tình cảm sâu sắc nhất của khán giả.