Dùng thủ công mỹ nghệ liên kết Đông Nam Á
Triển lãm Thiết kế Thủ công mỹ nghệ xanh châu Á: Green Touch
Bài‧Kuo Yu-ping Ảnh‧Chuang Kung-ju Biên dịch‧Tố Kim
Tháng 6 2018
「工藝品,應該在生活中使用。」一般人在觀賞展覽時,容易把展品視作珍寶,帶著距離欣賞,而國立台灣工藝研究發展中心主任許耿修在介紹工藝品時,卻將它演繹成生活中簡單、務實的一道風景。
現於工藝中心展出的「Green Touch亞洲綠色工藝設計展」,匯集台灣、泰國、印尼、馬來西亞、印度、菲律賓等六個國家的設計師家具家飾及染織作品,除了探討現今趨勢的綠色環保議題,更進一步結合實用設計與生活美學,讓我們可從中觀察到亞洲不容小覷的市場競爭力與設計力。
“Sản phẩm thủ công mỹ nghệ nên được đưa vào sử dụng trong cuộc sống.” Thường khi đến xem triển lãm, người ta dễ coi các tác phẩm triển lãm là vật báu để chiêm ngưỡng, còn chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thủ công mỹ nghệ quốc lập Đài Loan Hứa Cảnh Tu (Hsu Keng-hsiu) khi giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ lại diễn giải nó một cách rất đơn giản, thiết thực gắn liền với sinh hoạt đời thường. “Triển lãm Thiết kế Thủ công mỹ nghệ xanh châu Á Green Touch” (Green Touch: Asia Eco Craft Design Exhibition) do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thủ công mỹ nghệ quốc lập Đài Loan tổ chức, tập hợp các tác phẩm về đồ gia dụng, đồ trang trí nội thất và tác phẩm nghệ thuật nhuộm, dệt vải của các nhà thiết kế đến từ 6 quốc gia: Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Philippines. Triển lãm này ngoài việc tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường xanh đang là xu thế hiện nay , còn tiến thêm một bước trong việc kết hợp thiết kế thực tế với mỹ học cuộc sống (nghiên cứu cái đẹp trong cuộc sống), giúp chúng ta có thể từ đó thấy được khả năng cạnh tranh trên thị trường và thực lực thiết kế của Châu Á là không thể xem thường.
Bước vào phòng triển lãm, đập vào mắt ta là ngọn đèn treo bằng chất liệu gỗ được đan kết vô cùng phức tạp, tinh vi, làm sáng cả một khu triển lãm. Tác phẩm này có tên gọi “Jeak Lighting” của nhà thiết kế người Thái Lan, Supachai Klaewtanong. “Tác phẩm của tôi khiến người ta nảy sinh sự đồng cảm, kỹ thuật phải thừa kế trí tuệ của các bậc tiền nhân, quá trình sản xuất phải hợp tác với cộng đồng địa phương.” Supachai Klaewtanong nói. Vẻ bên ngoài tác phẩm đèn treo Jeak Lighting giống một loại trái cây đặc biệt mọc ven sông ở miền nam Thái Lan là “ Dừa nước” (Nipa Palm)và trái dừa nước là cảm hứng để tác giả tạo nên ngọn đèn này. Tác giả đã dùng kỹ thuật “Lồng chim” – một kỹ thuật thủ công mỹ nghệ dân tộc truyền thống, hợp tác với các nghệ nhân địa phương đan thành ngọn đèn treo mà thoạt nhìn là người ta biết ngay đó là tác phẩm thủ công mỹ nghệ của miền nam Thái Lan.
Cây gỗ, mây và lá cọ là các loại thực vật mọc nhiều tại các nước khu vực Đông Nam Á, các nhà thiết kế tuân theo qui luật của tiết khí bốn mùa trong năm, lấy vật liệu từ thiên nhiên, đúng với tinh thần của cuộc triển lãm “Green Touch” ------từ việc lấy các vật liệu, kỹ thuật chế tác cho đến khai thác, phát triển sử dụng đa dạng đều phù hợp với trào lưu thời đại, thân thiện với môi trường.
Supachai Klaewtanong hợp tác với nghệ nhân miền nam Thái Lan đan ngọn đèn Jeak Lighting. (Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thủ công mỹ nghệ quốc lập Đài Loan cung cấp)
Tái cải thiện môi trường, tái hiện truyền thống
Đài Loan và các quốc gia Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới với các loài thực vật phong phú, các vật liệu dùng trong thủ công mỹ nghệ cũng tương đối đa dạng. Triển lãm“Green Touch: Asia Eco Craft Design Exhibition” lần này có khoảng hơn 200 tác phẩm của 125 nhóm, nhà thiết kế các nước đã phát huy hết công dụng của các vật liệu đa dạng, họ dùng mây của Idonesia, lá cọ của Thái Lan, lá riềng đẹp của Đài Loan......chế tạo thành các đồ gia dụng, đồ trang trí nội thất và sản phẩm nghệ thuật nhuộm, dệt vải mang đậm phong cách Đông Nam Á.
Ví như cái nồi lẩu đá được làm bằng mo cau, là tác phẩm của đội thiết kế Đài Loan “Nature”. Họ thấy Đài Loan có nhiều cây cau, mo cau bao bọc thân cây cau có chứa chất kiềm tự nhiên phòng chống côn trùng, lại rất bền, nhưng mỗi năm sau khi già đi mo cau rụng xuống hết với lượng lớn rồi để mục rữa, không tận dụng thì thật uổng phí. Nhà thiết kế Nature bèn mang mo cau từ Đài Bắc đến Hoa Liên tìm người thỉnh giáo, học cách người dân tộc Amis làm sao dùng mo cau tạo thành đồ vật đựng thức ăn, nước và đá.
Nhưng việc học hỏi này có hạn, họ học được cách rửa, xử lý mo cau, còn về việc làm thế nào chế tạo mo cau thành nồi đựng thức ăn sao cho vững chắc thì cần phải quay trở về phòng làm việc tự nghiên cứu tìm tòi. Sau khi liên tục nghiên cứu, thử nghiệm, cuối cùng đã khắc phục được đặc tính chất liệu của mo cau. Họ mang mo cau ngâm nước cho mềm ra rồi gấp lại, phơi khô nơi thông gió, khống chế nhiệt độ, đạt đến hiệu quả có thể giữ hình dạng xoong nồi một cách lâu bền.
Điều gây ấn tượng mạnh là, lẩu đá này không trực tiếp nấu trên lửa mà người ta bỏ thức ăn vào chiếc nồi làm bằng mo cau, cho nước và đá maifan đã được làm nóng vào, lợi dụng độ nóng của đá để làm chín thức ăn . Đội ngũ thiết kế Nature lấy vật liệu thiên nhiên bảo vệ môi trường, cũng là để cho vật đựng thức ăn truyền thống thường thấy của các quốc gia Đông Nam Á và của dân tộc Amis – Đài Loan một lần nữa ra mắt mọi người.
Thiết kế sáng tạo song mây Indonesia, cải thiện sinh hoạt
Người phụ trách qui hoạch triển lãm Trần Thục Nghi (Chen Shu-yi) nói: “Vật liệu là yếu tố quan trọng nhất trong kết cấu của tác phẩm thủ công mỹ nghệ.” Tuy nhiên, ngoài vật liệu ra, “Sáng tạo” còn là một thử thách khác đối với nhà thiết kế. Nhà thiết kế Denny Priyatna, một trong những người nhận được giải thưởng Maison & Objet Asia năm 2014 quan sát tộc người Sundanese của Indonesia, khi làm việc họ ngồi trên 1 chiếc ghế gỗ thấp, khom người giặt quần áo, lau chùi giày đều rất phí sức, lâu ngày còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, Denny Priyatna mang những gì mình học được về giúp quê hương mình, để cải thiện sinh hoạt của bộ tộc, Denny Priyatna dùng mây Indonesia làm nên chiếc ghế thấp hoàn toàn mới.
Mây Indonesia dẻo, bền lại rất nhẹ, có thể uốn thành nhiều hình dáng, mây lại mọc rất nhanh và lượng ổn định nên sản lượng các sản phẩm làm từ mây của Indonesia chiếm 80% tổng sản lượng toàn cầu, đứng đầu Thế giới. Chiếc ghế 「J LOW CHAIR」được chế tạo từ mây Indonesia có thân ghế thấp và vững chắc hơn ghế làm bằng gỗ. Ghế làm bằng mây được thiết kế có độ cong phù hợp với công thái học (phù hợp với cấu tạo cơ thể con người). Ngồi trên chiếc ghế này, trọng lượng cơ thể được ghế mây bao phủ, người ngồi sẽ an tâm thoải mái. Chiếc ghế thấp có tên gọi “ Hạ thấp tư thế” này đã mang lại cho người dân địa phương một trải nghiệm sinh hoạt hoàn toàn mới.
Một tác phẩm quan trọng khác cũng được nhà thiết kế Denny Priyatna chọn mây Indonesia để làm là “Ghế PONO”. Tác phẩm “Ghế PONO” thể hiện toàn bộ những gì nhà thiết kế muốn nói. Hình dáng ghế PONO được tạo ra từ ý tưởng con đười ươi lông đỏ sắp tuyệt chủng. Denny Priyatna muốn qua đây lên tiếng giúp động vật sắp tuyệt chủng------ hãy chấm dứt đốn cây quá độ trong các khu rừng nhiệt đới. Bởi vì, “Thời gian sinh trưởng của mây ngắn hơn các vật liệu tự nhiên khác, cho dù con người sử dụng mây thì cũng sẽ tốn ít công sức và tiền của hơn để khôi phục lại diện mạo vốn có của tự nhiên.” Denny Priyatna nói.
Ghế Curl Ginger được đan từ lá riềng đẹp, ngay cả người nặng 120 kg cũng có thể ngồi vàng trên chiếc ghế này.
Định vị mới về đan tre Thái Lan, phát triển kinh tế cộng đồng.
Trong triển lãm đâu đâu ta cũng có thể thấy tác phẩm đến từ Thái Lan, không chỉ vì thiết kế của Thái Lan đã nổi tiếng từ lâu trên Thế giới mà trong lĩnh vực thiết kế thủ công mỹ nghệ bảo vệ môi trường cũng có nhiều tác phẩm xuất sắc; hơn nữa, những năm gần đây, Đài Loan và Thái Lan có sự hợp tác mật thiết nên khi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thủ công mỹ nghệ quốc lập Đài Loan đưa ra ý tưởng tổ chức triển lãm này, Trung tâm Quảng bá Thủ công mỹ nghệ Thái Lan (The SUPPORT Arts and Crafts International Centre of Thailand, gọi tắt là SACICT)” lập tức hưởng ứng và giới thiệu 1 số nhà thiết kế hàng đầu đến tham gia triển lãm.
Một trong số đó là nhóm thiết kế gồm hai người: Varongkorn Tienaprmpool và Supattra Kreaksakul, thiết kế thương hiệu “PATAPiAN”, từng đoạt giải xuất sắc thủ công mỹ nghệ Châu Á . Nguyên liệu sáng tạo tác phẩm của PATAPiAN đến từ thiên nhiên và các phế liệu của công xưởng, kết hợp với kỹ thuật đan, bện của địa phương, sáng tạo nên cảm giác hiện đại cho các đồ vật trang trí trong nhà.
“Hộp hình nón” hay “Hộp hình trụ”được triển lãm lần này với thực thể nhỏ hơn bàn tay, được đan bằng tre, trúc trên đó có vài hình ảnh vật tổ rất nhỏ. Nhân viên thuyết minh triển lãm Thẩm Nghi Đạt (Shen yida) quan sát thấy có 1 số đoàn tham quan là người cao niên chỉ vào tác phẩm hỏi: “Nhìn không thấy vết đan đâu cả, tưởng đâu là 1 miếng vải!”
PATAPiAN đang thử chuyển đổi kỹ nghệ đan, bện truyền thống, định vị thành sản phẩm lưu niệm, hợp tác với 4 xưởng đan dệt, thuê các thợ thủ công mỹ nghệ địa phương tạo ra sản phẩm với tiền công hợp lý, tăng nguồn thu nhập của cư dân, hơn thế, còn có ý nghĩa kế tục văn hóa, kế thừa kỹ năng nghệ thuật truyền thống.
“Nhà thiết kế không chỉ chuyển hóa và sáng tạo mà thôi, họ đồng thời còn kiêm luôn công tác bảo vệ môi trường và mang trách nhiệm xã hội đối với con người.” Trần Thục Nghi chỉ ra quan điểm trọng tâm của cuộc triển lãm: nhà thiết kế thủ công mỹ nghệ nên quay lại cùng hợp tác với nhóm nghệ nhân địa phương, sáng tạo kinh tế địa phương, góp một phần tâm sức cho xã hội.
Đội thiết kế Nature lượm mo cau, ngâm cho mềm rồi gấp thành các tác phẩm thủ công mỹ nghệ.
Đột phá kỹ năng đan tre của Đài Loan Curl Ginger
Kỹ thuật đan tre Đài Loan-kỹ thuật dẫn đầu thế giới- nằm trong tay công ty YAMAKAWA DESIGN vì công ty này có những đột phá mới. công ty YAMAKAWA DESIGN thay thế tre thành loại thực vật mà chúng ta thường thấy ở đông bộ và nam bộ Đài Loan đó là cây riềng đẹp, đan thành chiếc ghế Curl Ginger có 3 chân vững chắc, có thể chịu được vật nặng.
Trước kia riềng đẹp là loài thực vật quen thuộc của các xóm làng, đọt non có thể dùng để nấu ăn, hoa dùng làm làm bánh, lá thì được phơi khô để gói bánh ú hay đan chiếu, đi ra ngoài không tìm thấy dây buộc, ta có thể dùng lá riềng đẹp rất dai và chắc thay thế dây buộc đồ. Công ty YAMAKAWA DESIGN tận dụng tính chất dẻo dai bền chặt và cuộn cong hình ống tự nhiên của cây riềng đẹp, sau khi được phơi khô làm ra chiếc ghế Curl Ginger kiên cố có thể chịu được sức nặng của người nặng 120 kg.
Ghế làm toàn bộ từ lá cây riềng đẹp, thể hiện kỹ thuật đan trúc và sự đột phá những hạn chế của bản thân chất liệu để đạt được yêu cầu cơ học.
Ông Hứa Cảnh Tu cho biết, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thủ công mỹ nghệ quốc lập Đài Loan nghiên cứu, phát triển nhiều kỹ thuật được đăng ký bằng sáng chế toàn cầu, thu hút sự chú ý của Quốc tế.
Thủ công mỹ nghệ Đài Loan được Thế giới khẳng định.
“Vì chúng tôi làm công tác sáng tạo nghệ thuật, nghệ thuật là cái rất sợ mang ra “so sánh”, một khi mang ra so sánh thì cái tốt cái xấu sẽ xuất hiện.” Hứa Cảnh Tu dùng trà làm ví dụ, “Khi bạn đã uống hồng trà mật ong rồi thì bạn làm sao có thể uống loại hồng trà bình thường khác? Sau đó tôi lại cho bạn 1 ly hồng trà hồng ngọc, uống xong bạn sẽ cảm thấy cuộc đời quá ư là hưởng thụ!”
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thủ công mỹ nghệ quốc lập Đài Loan dốc sức nghiên cứu phát minh, lãnh đạo các nhà thiết kế dân gian và các bậc thầy thủ công mỹ nghệ cùng sáng chế ra kỹ thuật chuyên môn và các tác phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo trên toàn cầu, khiến cho ngành sáng tạo thủ công mỹ nghệ Đài Loan đạt đến đỉnh cao, như ta thưởng thức hương vị tuyệt vời của hồng trà hồng ngọc vậy. Không sợ bị mang ra so sánh, ngược lại trở thành khách thường xuyên được mời tham gia triển lãm Quốc tế trong nhiều năm liên tục. Ví dụ như năm 2014 được mời triển lãm tại Viện bảo tàng Louvre, nước Pháp, năm 2017 nhận được thư mời đặc biệt đến tham gia Triển lãm Thiết kế Nội thất Quốc tế Singapore (IFFS). Năm nay thành phố Kanazawa, Nhật Bản là thành phố của ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống ở Nhật còn thiết kế thêm gian hàng Đài Loan, hỗ trợ kinh phí mời Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thủ công mỹ nghệ quốc lập Đài Loan sang tham dự triển lãm, từ đó có thể thấy được kỹ thuật của ngành thủ công mỹ nghệ Đài Loan được Thế giới khẳng định như thế nào.
Supachai Klaewtanong mang quạt lá cọ thường thấy của Thái Lan cải tiến thành giá để khăn.
Hợp tác với các nước Đông Nam Á quảng bá văn hóa châu Á
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thủ công mỹ nghệ quốc lập Đài Loan thông qua thúc đẩy triển lãm“Green Touch: Asia Eco Craft Design Exhibition”, hy vọng mang khái niệm cuộc sống xanh truyền đạt đến con tim mỗi người đến tham quan triển lãm, không chỉ miệng nói bảo vệ môi trường mà còn thốt lên “ Hay quá! Thì ra bảo vệ môi trường cũng có thể thể hiện bằng chất liệu của nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ.” Đồng thời cùng nhau hưởng ứng thực hành thiết thực trong sinh hoạt thường ngày.
Ông Hứa Cảnh Tu cho biết, sau triển lãm lần này, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thủ công mỹ nghệ quốc lập Đài Loan sẽ cùng phân hội Châu Á của Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ thế giới tổ chức triển lãm vòng quanh với chủ đề “Tree of life (cây sinh mệnh)”, mang tác phẩm nghệ thuật bảo vệ môi trường của Đài Loan và các nước Đông Nam Á đến triển lãm tại Canada. Văn hóa Châu Á và vấn đề môi trường bền vững cũng sẽ phát huy tác dụng trên trường Quốc tế.
Đội thiết kế Nature lượm mo cau, ngâm cho mềm rồi gấp thành các tác phẩm thủ công mỹ nghệ.
Ông Hứa Cảnh Tu cho biết, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thủ công mỹ nghệ quốc lập Đài Loan nghiên cứu, phát triển nhiều kỹ thuật được đăng ký bằng sáng chế toàn cầu, thu hút sự chú ý của Quốc tế.