Tạp chí “Taiwan Panorama” phiên bản Đông Nam Á (tiếng Indonesia, tiếng Thái Lan, tiếng Việt Nam) hai tháng phát hành 1 số, bắt đầu từ số phát hành đầu tiên đến nay, mỗi một số đều giành được sự quan tâm, yêu thích của bạn bè các nước Đông Nam Á và cộng đồng di dân mới đang sinh sống tại Đài Loan, cũng như những lời ngợi khen và đánh giá cao của công chúng xã hội.
Tạp chí “Taiwan Panorama” phiên bản Đông Nam Á số 23 (số phát hành tháng 8 năm 2019) được thể hiện với chủ đề “Xoay chuyển thủ công mỹ nghệ, tái tạo sức sống mới cho nghề thủ công”, trong đó có 4 bài phóng sự bao gồm “Xoay chuyển nghề thủ công mỹ nghệ Đài Loan: Trường Mỹ Thuật và Thủ công Mỹ nghệ Đài Loan”, “Sự trỗi dậy của trang phục Quý Ông: Kinh điển bất hủ”, “Kamaro'an ở lại đây nhé! Tái sinh ngành thủ công đan Thủy trúc, “Handmade dẫn đầu xu hướng thời thượng “Drifter Leather” và “KINJO””, sẽ giới thiệu đến bạn đọc thông tin có tính chiều sâu về xu hướng phát triển mới nhất của ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống Đài Loan qua 4 lĩnh vực bao gồm: chuyển đổi cơ cấu ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống; thay đổi mô hình kinh doanh của tiệm may đồ Tây lâu đời; sáng tạo nghề thủ công đan lát; thời trang hóa nghề làm da thủ công và nghề kim hoàn.
Bài chuyên đề “Tìm hiểu Đài Loan” của số này giới thiệu hình thức ngao du ngắm cảnh dọc tuyến đường ven biển, rồi đến thăm ngôi đền Bà Thiên Hậu Củng Thiên ở Bạch Sa Đồn, huyện Miêu Lật bằng phương tiện xe đạp. Ngoài ra, còn có câu chuyện thanh niên trẻ trở về mảnh đất quê hương Uyển Lý tràn đầy sóng gió để thực hiện ước mơ, giới thiệu phong cảnh nhân văn địa phương và những ga xe lửa xây bằng gỗ của Công ty Đường sắt Đài Loan từ thời Nhật Bản chiếm đóng được bảo tồn cho đến tận ngày nay, quảng bá môi trường du lịch Đài Loan chất lượng cao.
Ngoài ra, trong bài chuyên đề “Đông Nam Á” của số này phỏng vấn cô Trần Ngọc Thủy, tác giả biên soạn “Từ điển luật học Đài Loan – Việt Nam”, lấy kinh nghiệm của bản thân để khuyến khích di dân mới các nước tự biên soạn bộ tư liệu pháp luật tham khảo thuộc về quốc gia mình, giống như lời nói đầu mà cô đã viết trong cuốn bảng đối chiếu: “Bất kể bạn là ai đều có quyền bình đẳng, và trước hết chúng ta cần có quyền bình đẳng về kiến thức pháp luật.”
Tạp chí “Taiwan Panorama” phiên bản Đông Nam Á sẽ tiếp tục bắc nhịp cầu hữu nghị kết nối sự giao lưu văn hóa giữa Đài Loan và các nước Đông Nam Á, hướng tới mục tiêu cùng phát triển tạo lợi ích cho cả đôi bên