Tạp chí “Taiwan Panorama” phiên bản Đông Nam Á (gồm tiếng Indonesia, tiếng Thái Lan, tiếng Việt) hai tháng phát hành 1 số, kể từ khi phát hành tới nay, mỗi một số đều giành được sự quan tâm, yêu thích của bạn bè các nước Đông Nam Á và cộng đồng di dân mới tại Đài Loan, đồng thời cũng nhận được lời khen ngợi và đánh giá cao của công chúng.
Tạp chí “Taiwan Panorama” phiên bản ngôn ngữ Đông Nam Á số 51 (phát hành vào tháng 4/2024) được quy hoạch với chủ đề chính: “Khu phố cổ, sức sống mới”, thông qua 4 bài viết bao gồm: “Phố cổ “thức giấc”: Sự phục hưng văn hóa nghệ thuật của khu phố cổ Đài Trung”, “Sự kết nối chặt chẽ giữa cảng khẩu và cuộc sống: Nét phong nhã xưa và nay của quận Diêm Trình, Cao Hùng”, “Thị trấn nhỏ nổi bật trên bản đồ cổ: Nhịp sống thư thái của Tân Cảng, huyện Gia Nghĩa” và “Đài Giang xưa và nay: Sự tổng hợp giữa nhân văn và sinh thái”, giới thiệu 4 khu phong cảnh đặc trưng mang đậm bản sắc nhân văn và tự nhiên gồm khu phố cổ Đài Trung, khu vực Diêm Trình ở Cao Hùng, xã Tân Cảng ở huyện Gia Nghĩa và Công viên Quốc gia Đài Giang ở Đài Nam, ngoài để tìm hiểu bối cảnh phát triển của các khu phố cổ, qua đó còn thấy được sức hút đặc trưng của mỗi địa phương.
Trong chuyên mục “Tìm hiểu Đài Loan” của số này, thông qua bài viết “Đến Đài Loan thưởng thức cà phê: Ghé thăm vườn cà phê đạt chứng nhận hoàn hảo SCAA”, giới thiệu chặng đường phát triển sản phẩm cà phê cao cấp của Đài Loan. Năm 2023, Đài Loan và Liên minh cà phê xuất sắc (ACE) lần đầu tiên tổ chức cuộc thi xác định cà phê chất lượng cao nhất và bán đấu giá (COE, Cup of Excellence), trong các sản phẩm cà phê thuộc Top 20, có 13 sản phẩm cà phê đến từ Alishan của Đài Loan. Bài viết này sẽ giới thiệu với độc giả một số nông trại sản xuất cà phê đặc sắc, đồng thời mời độc giả Đông Nam Á đến Đài Loan thưởng thức hương vị cà phê.
Ngoài ra, chuyên đề về “Chương trình đặc biệt Đông Nam Á” của số này với bài viết “Tình ngày càng nồng thắm: Mối duyên Đài -Việt từ thuở ban sơ”, giới thiệu nhóm biên tập viên và phóng viên của tạp chí “Panorama” thực hiện chuyến phỏng vấn và khảo sát thực tế tại Việt Nam. Đài Loan là nhà đầu tư lớn thứ 4 tại Việt Nam, ngoài ra có hơn 250.000 lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan và hơn 100.000 con em thế hệ thứ hai của di dân mới, đã góp phần thúc đẩy hoạt động giao lưu kinh tế và văn hóa giữa hai nước ngày càng bền chặt. Trong bài viết này sẽ giới thiệu sợi dây gắn kết lịch sử giữa Đài Loan và Việt Nam, thể hiện tình hữu nghị tốt đẹp trong giao lưu nhân dân giữa hai nước.
Tạp chí “Taiwan Panorama” phiên bản ngôn ngữ Đông Nam Á sẽ tiếp tục bắc nhịp cầu hữu nghị kết nối sự giao lưu văn hóa giữa Đài Loan và các nước Đông Nam Á, hướng tới mục tiêu cùng phát triển tạo lợi ích cho cả đôi bên.