Từ khi tạp chí Taiwan Panorama - tạp chí ra 2 tháng 1 kỳ với phiên bản ngôn ngữ Đông Nam Á (bao gồm tiếng Indonesia, tiếng Thái Lan, tiếng Việt Nam)được phát hành, tạp chí này đã nhận được sự quan tâm và yêu thích của độc giả tại các quốc gia Đông Nam Á, tân di dân tại Đài Loan, cũng nhận được sự đánh giá cao và khen ngợi của các tầng lớp trong xã hội Đài Loan.
Tạp chí Taiwan Panorama phiên bản ngôn ngữ Đông Nam Á kỳ 15(số ra tháng 4-2018) với chủ đề “Sáng tạo trong học tập, sức tưởng tượng vô hạn” gồm 4 bài viết: Quang cảnh lớp học ẩn chứa vẻ đẹp cuộc sống; Trao quyền cho thanh niên, xoay chuyển xã hội; Ngân hàng tí hon của Trường tiểu học Vân Lâm, mang lại trải nghiệm cuộc sống Phú Ông nhí cho các bé; Cưỡi sóng đạp gió, học tập ngoài trường, sự nghiệp “trồng người” của hiệu trưởng Aaron Huang, giới thiệu cho độc giả Đông Nam Á về cách dạy học đa nguyên đặc sắc của Đài Loan, đồng thời với cách giáo dục đầy sáng tạo xuyên các lĩnh vực, khoa ngành, giúp học sinh thực hiện các hành trình tự tìm tòi và thực hiện ước mơ của mình.
Chuyên san kỳ này còn có bài chuyên đề về “Phiên dịch Tư pháp”. Chen Yunping, người phụ trách các vụ án của nhân sĩ nước ngoài với thời gian dài 25 năm sẽ chia sẻ với độc giả về kinh nghiệm bản thân trong quá trình là cảnh sát phụ trách nghiệp vụ quản lý người nước ngoài chuyển sang công tác nghiệp vụ ở Sở Di dân, cũng như kỳ vọng có thể xây dựng cơ chế phiên dịch thân thiện, thiết thực thực hiện tinh thần thi hành pháp luật: “Trước Tư pháp, mọi người đều bình đẳng.” của ông.
Ngoài ra, giảng viên văn hóa Đông Nam Á Tăng Nữ Hương gả sang Đài Loan vào năm 1998. Sau khi trở thành con dâu của Đài Loan, hơn 20 năm qua cô không chỉ xây dựng được một gia đình hòa hợp hạnh phúc, mà còn giúp đỡ các chị em yếu thế với tinh thần không vụ lợi. Cô trường kỳ giới thiệu văn hóa quê hương mình, dạy nấu các món ăn Việt Nam tại các trường đại học cộng đồng, qua đó để cho các học viên biết thêm về vị trí địa lý, môi trường tự nhiên, hoa màu và văn hóa xã hội của khu vực Đông Nam Á.
Tạp chí Taiwan Panorama phiên bản ngôn ngữ Đông Nam Á sẽ tiếp tục làm nhịp cầu nối tình hữu nghị giao lưu văn hóa, tạo lợi ích chung cùng phát triển giữa Đài Loan với các quốc gia Đông Nam Á.