Ngao du khắp châu Á với thần khỉ Hanuman
Trung tâm Sáng tạo Thiếu nhi, phân viện Bảo tàng Cố Cung tại miền nam Đài Loan
Bài‧Kuo Yu-Ping Ảnh‧Jimmy Lin Biên dịch‧Lệ Phương
Tháng 6 2019
印度史詩《羅摩衍那》中和羅摩王子遠征十頭魔王、拯救公主的神猴哈奴曼,是東南亞家喻戶曉的英雄。來到國立故宮博物院南部院區兒童創意中心,牠化身為造型可愛、逗趣調皮的吉祥物,帶領小朋友認識青花陶瓷、印尼織品、越南食衣住行等亞洲文化。
Thần khỉ Hanuman cùng với hoàng tử Rama đánh bại Quỷ Vương Ravana, giải cứu công chúa trong sử thi Ấn Độ “Ramayana”, là người anh hùng nổi tiếng ở Đông Nam Á. Đến Trung tâm Sáng tạo Thiếu nhi của phân viện Bảo tàng quốc gia Cố Cung tại miền nam Đài Loan, thần khỉ hóa thân thành linh vật dễ thương, ngộ nghĩnh và nghịch ngợm, dẫn các em nhỏ tìm hiểu nền văn hóa châu Á qua đồ sứ xanh trắng, vải Indonesia, ẩm thực, trang phục và phương tiện di chuyển của Việt Nam, v.v...
Bóng dáng của thần khỉ Hanuman có mặt khắp các nước châu Á, trong nghệ thuật rối bóng của Indonesia, tay chân của nó rất mảnh mai, mắt trợn trừng, là một con thần khỉ bảo vệ Phật pháp nhanh nhẹn. Xuyên qua không gian và thời gian, lại trở thành vua khỉ gốm sứ xanh trắng của Việt Nam, nở nụ cười tươi rói, tay cầm lọ men ngọc, đeo thanh kiếm dài bên eo, trông rất hống hách. Tiếp đến là bước vào kịch Khon của Thái Lan, có trên 400 năm lịch sử, lại trở thành chú vũ công khỉ khoan thai, thanh lịch, nhưng vẫn không mất đi sự nhanh nhẹn, linh hoạt.
Hình tượng thần khỉ có mặt khắp mọi nơi, có học giả nói Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký chính là Hanuman, ngay cả chú khỉ trong câu chuyện cổ tích “Chú bé Momotaro” của Nhật Bản cũng là Hanuman.
Bạn không biết Hanuman à? Mau mau đến Trung tâm Sáng tạo Thiếu nhi, Rạp hát châu Á đang trình diễn câu chuyện của Hanuman đấy.
Ghép tranh, đóng dấu, tìm hiểu kỹ thuật nhuộm Batik của Indonesia
Trong dòng sông dài của lịch sử, Hanuman biến hóa muôn vẻ, hoặc là con rối, hoặc là totem. Cuộc triển lãm vải Indonesia được lên kế hoạch vào cuối năm 2018, Trung tâm Sáng tạo Thiếu nhi đã kết nối Hanuman với totem vải Batik được sưu tầm trong Bảo tàng quốc gia Cố Cung, đưa nghệ thuật văn hóa Indonesia - được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, hòa nhập vào đồ chơi của trẻ em.
Một mặt của tranh ghép Totem vải Batik là được lấy từ “Khăn choàng Batik rối bóng” trong Bảo tàng Cố Cung, qua việc ghép tranh, các trẻ em có thể tìm hiểu nghệ thuật múa rối bóng Indonesia có lịch sử lâu dài này, từng mảnh ghép ghép nên con rối “Mahabharata” nổi tiếng ngang tầm với sử thi Ấn Độ “Ramayana”, đồng thời thưởng thức kỹ thuật nhuộm sáp Batik muôn màu sắc, trải qua nhiều năm tháng vẫn không làm giảm đi sự rực rỡ.
Một mặt khác của bức tranh ghép có thể nhìn thấy totem rèm che bàn thờ trong lễ cúng tế của người Hoa, trước đó, rèm che bàn thờ thường được làm bằng vải thêu, đầu thế kỷ 20, người Hoa ở Indonesia nhập gia tùy tục, đổi thành vải Batik, “Rèm che bàn thờ bằng vải Batik sư tử đỏ” được ghép từ nhiều mảnh tranh ghép, chính là sự trao đổi giao lưu văn hóa giữa Trung Hoa và Indonesia. Totem hình sư tử cũng cho thấy tư tưởng Phật giáo đã ăn sâu vào lòng người dân, “Sư tử là con ngựa của Bồ tát Văn thù sư lợi”. Trợ lý nghiên cứu Vương Kiện Vũ, người phụ trách tư vấn tổ chức triển lãm của Trung tâm Sáng tạo Thiếu nhi giải thích, sư tử “tượng trưng cho tiếng gọi trong Phật pháp, giống như tiếng gào thét của sư tử vậy, khiến cho con người đột nhiên tỉnh dậy”.
Văn hóa totem của Indonesia rất đa dạng, trẻ em có thể tự mình đóng dấu và vẽ bằng bút sáp màu, tạo nên trang phục Batik độc quyền. Danh sách học tô màu đặt trên nền tảng cảm ứng, còn có thể khởi động đàn Angklung kiểu cảm ứng, chơi trò chơi trèo sào vượt ải, từ trong vui chơi, học tập nền văn hóa của các nước khác.
Lúc trẻ em đang đắm mình trong trò chơi ghép tranh, đóng con dấu, mặc thử trang phục vải Batik và chơi trò chơi tương tác đa chức năng, di sản văn hóa phi vật thể ẩn chứa trong totem batik, cũng sẽ trở thành một mảnh ký ức của các em.
Tiếp tục đi đến khu triển lãm giáo dục văn hóa ẩm thực, trang phục và phương tiện di chuyển của Việt Nam, giống như khu triển lãm vải của Indonesia, đến đây cũng có thể mặc trang phục truyền thống địa phương. Mặc áo dài Việt Nam đi dạo tiệm bán bánh chưng, bánh tét, tiệm bánh ngọt, tiệm bán trống và gian hàng trò chơi nhào nặn, giống như đang dạo bộ ở con phố truyền thống của Việt Nam.
“Mẹ ơi, con muốn nấu mì cho mẹ ăn”. Vương Kiện Vũ bắt chước cách nói của trẻ nhỏ, ông thường đứng xem các trẻ em giành nhau làm chủ gian hàng phở bò, lấy muỗng canh lớn bỏ vào nồi khuấy qua khuấy lại, sau đó cho bánh phở, cho thịt vào, đồ dùng dạy học bằng vải rất được trẻ em ưa thích.
Chơi đồ hàng với bộ sưu tập của Bảo tàng Cố Cung
Trung tâm Sáng tạo Thiếu nhi không giống với viện bảo tàng, ở đây rất ít khi xuất hiện ký hiệu “Cấm sờ vào hiện vật”, trẻ em làm quen với bộ sưu tập của Bảo tàng Cố Cung bằng năm giác quan. Sản phẩm mô phỏng đồ sứ của Bảo tàng Cố Cung được xếp thành hàng dọc, bao gồm đĩa gốm sứ họa tiết hoa sen tứ quý của Vĩnh Lạc Đế (Minh Thành Tổ) nhà Minh, bình sứ khảm hạc của Vương quốc Cao Ly, đĩa sứ họa tiết chim công Việt Nam…, ai ai cũng có thể dùng gốm sứ xanh trắng giống như thật này để chơi đồ hàng trong bầu không khí tràn đầy nghệ thuật.
Thời nhà Minh và nhà Thanh, sứ xanh trắng đã trở thành xu hướng của thế giới đương đại, đồ sứ xanh trắng của các nước châu Á sản xuất tỏa sáng cho nhau, thể hiện những phong cách phát triển khác nhau. Nhìn kỹ vào các vật trưng bày trước mặt, trẻ em có thể hiểu được đồ sứ Thanh Hoa của Trung Quốc đặc biệt xanh tươi và tinh khiết, có nguồn gốc từ đất cao lanh tự nhiên của Cảnh Đức Trấn, và men xanh Ba Tư được du nhập trong thời kỳ Vĩnh Lạc, màu sắc bóng mịn, tươi đẹp.
Không những gốm sứ xanh trắng thủ công của Trung Quốc phát triển mạnh, mà các sản phẩm gốm sứ thủ công của Cao Ly lúc bấy giờ cũng nổi tiếng trên thế giới. Các trẻ em có thể tự tay chạm vào và trải nghiệm quá trình nung gốm.
Trẻ em có thể sẽ không nhớ được quá trình nung gốm, “Chúng tôi cho các em một hạt giống, sau này, các em sẽ biết nên tìm hướng nào”, Vương Kiện Vũ nói.
Ngoài ra, còn có “Tranh ghép gốm sứ 3D”, tranh ghép này có thể người lớn cũng chưa chắc làm được và phối hợp triển lãm “Hương thơm lan tỏa - Triển lãm văn hóa trà châu Á” do phân viện Bảo tàng quốc gia Cố Cung tại miền nam Đài Loan tổ chức, mọi người đều có thể thử dùng bộ trà Jiancha Nhật Bản, hóa thân thành nhà phục chế đồ sứ và sư phụ trà đạo.
Trạm kế tiếp, Thái Lan
Trung tâm Sáng tạo Thiếu nhi hiện có khu triển lãm Nhật Bản, Singapore, Indonesia và Việt Nam, bản đồ khu vực được giới thiệu sẽ tiếp tục mở rộng, mục tiêu là tất cả các nước châu Á. Triển lãm giáo dục văn hóa Thái Lan được diễn ra vào năm 2019, dự định sẽ mở rộng từ kịch Khon của Thái Lan và kết hợp với bộ sưu tập của Thái Lan trong Bảo tàng Cố Cung, phát huy ý tưởng tinh tế, phải để cho trẻ em cảm thấy chưa thật thỏa mãn và tiếp tục học hỏi.
“Mục đích của giáo dục không phải là đọc thuộc lòng, tôi hy vọng sau này, các trẻ em ít nhất cũng có ấn tượng “Đã được nhìn thấy ở Bảo tàng Cố Cung”, như vậy là đã đạt được mục đích đầu tiên của chúng tôi”. Ông Vương Kiện Vũ đề cập đến mục tiêu của ba giai đoạn trong kế hoạch thiết kế triển lãm của Trung tâm Sáng tạo Thiếu nhi: Tiếp xúc diện mạo, tìm hiểu kiến thức, sau đó là truyền đạt thông tin chính xác và đầy đủ. Vì vậy, dựa theo sự phát triển tâm trí của các em ở lứa tuổi khác nhau, tạo nên môi trường kích thích học tập.
Kể từ năm 2016, phân viện Bảo tàng Cố Cung tại miền nam Đài Loan đề xuất chương trình “Hàng triệu học sinh tham quan phân viện Bảo tàng Cố Cung tại miền nam Đài Loan – “Du lịch + Nghệ thuật tại Cố Cung”, thu hút rất nhiều trẻ em đến tham quan, qua sự tiếp xúc, sờ vào hiện vật triển lãm, tương tác thực tế, thay đổi quan niệm bị gò bó trong Bảo tàng, tiến tới tìm hiểu nền văn hóa châu Á, bồi dưỡng sự yêu thích đối với văn hóa và nghệ thuật châu Á.
Ông Vương Kiện Vũ hy vọng trong tương lai có thể áp dụng triển lãm quy hoạch phân vùng quốc gia, khi trẻ em bước vào khu Thái Lan thì mặc trang phục Thái Lan, nhảy điệu Khon, thưởng thức nhạc cụ truyền thống Thái Lan. Khi tham quan khu Nhật Bản thì mặc trang phục truyền thống Nhật Bản, ngồi quỳ trên chiếu... “Tính khu vực của mỗi quốc gia sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và sự trải nghiệm văn hóa sẽ sâu sắc hơn”.
“Tôi tuy nhỏ nhưng có mơ ước lớn”, Trung tâm Sáng tạo Thiếu nhi cũng dựa theo sứ mệnh "Cân bằng giữa hai miền nam bắc - Văn hóa đều phong phú" của phân viện Bảo tàng Cố Cung tại miền nam Đài Loan, huyện Gia Nghĩa, nỗ lực theo ba phương hướng “Xây nền tảng vững chắc trong nghệ thuật”, “Kết nối địa phương”, “Thúc đẩy văn hóa đa dạng châu Á”, nuôi dưỡng văn hóa châu Á và thẩm mỹ sáng tạo trong trái tim mỗi trẻ nhỏ.