Đổi mới hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống
Chiếc kèn trôm-pét mini và chổi lông gà thu nho
Bài‧Esther Tseng Ảnh‧Lin Min-hsuan Biên dịch‧Minh Ha
Tháng 2 2020
前人智慧結晶、巧妙技術製作的傳統工藝,是否因時代演變而悄悄式微?是否易被新的事物而取代?
賀聲樂器為了在台灣推廣銅管樂器,用創意研發迷你小號與喇叭造型的手機擴音器,藉此讓樂音擴散;設計師姜文中把傳統的雞毛撢子縮小,加上新意,成為上班族辦公桌上的清潔用品與療癒小物。兩者以創意與創新,守護工藝的價值,又賦予時代的新意,「縮小即是放大」,心思之妙、理致之精的工藝,在時間的流轉裡有新的演繹。
Ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống được đúc kết từ những tinh hoa trí tuệ và từ kỹ thuật chế tác khéo léo của ông bà tổ tiên, phải chăng sẽ dần lụi tàn trước sự biến đổi của thời đại? Phải chăng sẽ dễ dàng bị thay thế bằng những sự vật mới?
Để quảng bá nhạc cụ kèn đồng tại Đài Loan, Công ty nhạc cụ Hạ Thanh (Hoxon Gakki Corporation) nảy ra ý tưởng nghiên cứu sáng tạo ra chiếc kèn trôm-pét mini và bộ khuếch đại âm thanh cho điện thoại di động có hình dáng chiếc loa, dùng để khuếch đại tiếng nhạc. Nhà thiết kế Khương Văn Trung (Jiang Wen Zhong) thu nhỏ kích thước của cây chổi lông gà truyền thống, đưa ý tưởng mới vào, biến nó thành vật dụng xinh xắn tạo sự thư giãn tâm hồn và làm sạch bàn làm việc cho nhân viên văn phòng. Từ cả hai trường hợp nhờ ý tưởng sáng tạo và sự đổi mới này, đã vừa gìn giữ giá trị cho thủ công mỹ nghệ, lại tạo được ý tưởng sáng tạo có tính thời đại, “thu nhỏ nhưng lại tạo sự phát triển to lớn hơn”. Nghề thủ công mỹ nghệ với sự suy nghĩ thấu đáo, sự tinh tế về đường nét đã tạo nên sự mới mẻ theo dòng chảy của thời gian.
Tình tiết một nhóm nhạc công thổi kèn đồng nghiệp dư ở nước Anh trong bộ phim “Brassed Off”, khi phải đối mặt với việc khu mỏ quặng sắp bị đóng cửa cũng như những sự thất vọng trong cuộc sống, nhờ sự gia nhập của một phụ nữ thổi kèn coonê, lại thắp lên niềm hy vọng và ý chí phấn đấu của họ, gây xúc động lòng người. Nhất là là bản độc tấu “Concierto de Aranjuez” bằng nhạc cụ flugelhorn của vai nữ chính, với giai điệu làm lay động tâm hồn, lại khơi dậy niềm hy vọng đối với cuộc sống của các thành viên đội kèn, khiến người ta muốn khám phá sự bí ẩn của nhạc cụ kèn đồng.
Trải nghiệm lần đầu với nhạc cụ kèn đồng
Đến với nhà máy kèn đồng CarolBrass phục vụ du lịch nằm tại Khu công nghiệp Đại Phố Mỹ (Dapumei), thị trấn Đại Lâm (Dalin), huyện Gia Nghĩa (Chiayi), vang lên bên tai lại là chuỗi tiếng cười ròn rã của các em nhỏ. “Ha, ha, ha! Hay quá, thích quá!” Lần đầu tiên được chơi thử kèn trôm-pét, thổi lên tiếng kèn đầu tiên trong đời mình, khiến các em không nhịn được cười. Giáo viên Trôm-pét Vương Mạn Trúc hướng dẫn các em: “Vận dụng khẩu hình chữ M, tựa như đang ngậm một mẩu xương cá trên đầu lưỡi vậy, nhổ xương cá ra để phát ra âm thanh”. Nói xong, cô giáo thổi lên một điệu nhạc, các em ở bên cạnh trầm trồ thốt lên tiếng “Ôi!....”, trải nghiệm những âm sắc cao vút, sắc nét của nhạc cụ kèn đồng, mang đến hiệu quả khích lệ cổ vũ tinh thần cho mọi người.
Thỏa mãn nhu cầu riêng của từng khách hàng, tiếp thị toàn cầu
Nhà máy kèn đồng CarolBrass phục vụ du lịch do Nhà máy nhạc cụ Hạ Thanh (có kinh nghiệm sản xuất kèn trôm-pét 30 năm) thành lập vào năm 2015. Trong quá trình tham quan nhà máy, nhiều khách du lịch ở độ tuổi 50-60 tuổi, lần đầu tiên trong đời được nhìn thấy và sờ vào chiếc kèn trôm-pét, âm thanh phát ra khi tập thổi nhiều lần, thỏa mãn ước mơ chơi nhạc mà hồi nhỏ chưa thực hiện được.
Năm 1989, ông Lý Quốc An (Carl K. A. Lee) sáng lập Công ty nhạc cụ Hạ Thanh, sản xuất vật liệu gốc cho các thương hiệu nước ngoài, bao gồm nhiều loại nhạc cụ kèn đồng như trôm-pét, trombones, flugelhorn và coonê v.v..., mặc dù chất lượng sản phẩm có thể sánh ngang các hãng lớn nhưng lợi nhuận từ sản xuất đều bị các công ty thương mại hớt tay trên. Năm 2002, ông Lý Quốc An quyết định tự sáng lập thương hiệu Carol, tự tham gia hội chợ triển lãm, nhận đơn đặt hàng, năm 2011 bắt đầu lấy thương hiệu CarolBrass, tái định vị thị trường.
Để cạnh tranh với các hãng lớn trên thế giới, nhạc cụ của Công ty Hạ Thanh chủ yếu nhắm vào chiến lược thỏa mãn nhu cầu riêng của từng khách hàng, từ vật liệu, đường kính miệng kèn, thân kèn cho tới độ dày mỏng bên trong vách ống dẫn của kèn đều có thể làm chính xác theo đúng yêu cầu riêng của mỗi một nhạc công.
Cũng nhờ vào sự linh hoạt của dây chuyền sản xuất, có thể sản xuất với số lượng ít nhưng đa dạng, Công ty nhạc cụ Hạ Thanh là một trong số ít những nhà máy sản xuất kèn đồng của Đài Loan có thể tự đảm đương mọi khâu, từ khâu sản xuất linh kiện, lắp ráp cho tới khâu tiếp thị thương hiệu. Lấy sản phẩm kèn trôm-pét làm ví dụ, nhạc cụ này có hơn 100 linh kiện, với quy trình sản xuất có 240 tiêu chuẩn, kỹ sư thiết kế phải thông qua thiết kế tinh vi và những điểm hàn nối chính xác để duy trì sự du dương êm ái của âm sắc và sự ổn định của âm chuẩn.
Thu nhỏ chiếc kèn trôm-pét, khuếch đại âm thanh
Công ty nhạc cụ Hạ Thanh đã bán sản phẩm nhạc cụ cho hơn 30 quốc gia trên thế giới, thậm chí từng nhận đơn đặt hàng từ hòn đảo Réunion thuộc châu Phi, là thuộc địa của Pháp tại Ấn Độ Dương, tuy nhiên có chút đáng tiếc, đó là tỷ lệ người tiêu dùng Đài Loan chỉ dừng lại ở con số dưới chục người. Vì vậy, ông Lý Quốc An mong muốn thông qua việc mở cửa nơi sản xuất để thu hút càng nhiều người tới tiếp xúc, gần gũi hơn nữa với nhạc cụ kèn đồng. Nhà máy đã dùng chuyên môn của mình là kỹ thuật sản xuất “kèn loa”, sản xuất ampli điện thoại di động, du khách đến tham quan nhà máy nếu không mua kèn trôm-pét, thì cũng có thể mua quà lưu niệm có liên quan đến nhạc cụ.
Để thu hút càng nhiều người Đài Loan học nhạc cụ kèn đồng, ông Lý Quốc An đã suy nghĩ rất kỹ và quyết định bắt đầu từ việc hạ thấp độ tuổi cho những người học thổi kèn đồng. Năm 1998, Công ty nhạc cụ Hạ Thanh đặc biệt sản xuất ra chiếc kèn trôm-pét bỏ túi kích cỡ chỉ bằng một nửa chiếc kèn trôm-pét thông thường dành riêng cho các nhạc công chơi kèn chuyên nghiệp để cho các nhạc công mang theo tập luyện khi đi công tác rất tiện lợi, đồng thời cũng thích hợp dùng trong việc giảng dạy. Vì thế, ông quyết định một lần nữa “biến việc nhỏ thành việc lớn”, biến kèn trôm-pét bỏ túi thành kèn trôm-pét mini.
“Chủ yếu là làm thay đổi cách uốn cong của ống kèn, tuy nhiên sẽ cho giảm nhẹ trọng lượng xuống còn 800 gram, có thể tích chỉ bằng 1/3 của chiếc kèn trôm-pét thường”. Ông Lý Quốc An giải thích, thông qua sự thiết kế mô phỏng 3D trên máy tính, sau đó làm thử, điều chỉnh rất nhiều lần, thậm chí chiếc kèn trôm-pét mini còn được cấp bằng sáng chế độc quyền của 4 quốc gia, trong đó có Mỹ và Liên minh châu Âu. Do thu nhỏ kích thước, đúng ra học sinh tiểu học phải đợi đến khi lên lớp 3, lớp 4 mới thích hợp thổi kèn trôm-pét nhưng bây giờ từ lớp mẫu giáo nhỡ là có thể bắt đầu học rồi.
“Tiểu binh lập đại công”, từ ý tưởng khởi đầu sáng tạo kèn trôm-pét mini, kèn quân sự mini và loa khiến cho Công ty nhạc cụ Hạ Thanh đã 3 năm liên tiếp đón nhận giải thưởng thiết kế sản phẩm OTOP của Ban Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ Kinh tế.
Thông qua thiết kế, tạo sức sống mới cho ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống
Thông qua ý tưởng sáng tạo, tạo sức sống mới cho ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống, còn có cây chổi lông gà mang tên “Wan-zai-ji” của anh Khương Văn Trung. “Cơ sở thủ công mỹ nghệ Hands” do anh Khương Văn Trung sáng lập đã biến cây chổi lông gà được sử dụng trong sinh hoạt thường nhật gần như bị quên lãng thành cây bàn chải lông rất hữu dụng, giúp làm sạch bàn phím hay đồ gỗ gia dụng, tái hiện trong sinh hoạt thường nhật, khi chạm vào có cảm giác mượt như nhung, trở thành vật dụng xinh xắn để trên bàn tạo sự thư giãn tâm hồn cho nhóm nhân viên văn phòng. Anh Khương Văn Trung tiết lộ về nguyên nhân tại sao lấy chổi lông gà làm nhân vật chính trong thiết kế là vì nhiều năm trước, tại hoạt động “Triển lãm Formosa: Hình ảnh Đài Loan đẹp nhất trong mắt bạn”, anh bị lay động bởi tấm ảnh nghệ nhân lành nghề cao tuổi Trần Trung Lộ (Chen Zhonglu) ở xã Phố Diêm (Puyuan), huyện Chương Hóa (Chang Hua) chụp cùng với cây chổi lông gà. Vật dụng sinh hoạt gần như sắp biến mất này khiến anh nhớ lại hồi nhỏ từng bị bà nội “đánh đòn” bằng chổi lông gà. Khi anh Khương Văn Trung muốn phát triển sản phẩm văn hóa sáng tạo, nguồn cảm hứng về chổi lông gà bỗng nhiên xuất hiện trong tâm trí của anh.
Anh Khương Văn Trung bắt đầu từ thiết kế, tìm kiếm những loại gỗ có đường vân và kết cấu thích hợp như gỗ sồi và gỗ tếch, thiết kế cán chổi lông gà và chú trọng đến cảm giác thoải mái khi cầm; đồng thời thu nhỏ kích thước, chọn phần lông bụng của gà mái để làm thành cây chổi lông “gà con”, có thể dùng chải sạch màn hình máy tính, bàn phím, tạo công dụng mới cho chổi lông gà.
Để tiện cất giữ, anh Khương Văn Trung kết hợp với đồ thủ công mỹ nghệ gốm sứ Oanh Ca (Yingge), làm ra chiếc bình cắm chổi lông gà, đặt tên là “Wan-wan-ji” (gà thịnh vượng); chạm khắc thêm chiếc mỏ màu vàng óng trở thành sản phẩm chổi lông gà mang tên “Wan-wan-ji mỏ vàng”, đi kèm với cây chổi lông “gà con” trở thành sản phẩm chổi lông gà “Wan-zai-ji” hay “chổi lông gà may mắn”. Với những tên gọi sáng tạo của sản phẩm đã khiến cho vật dụng sinh hoạt trở nên thú vị. Sản phẩm “chổi lông gà may mắn” còn được cấp chứng nhận giải thưởng Golden Pin Design Award năm 2018, là niềm vinh dự cao nhất trong ngành thiết kế Đài Loan.
Anh Khương Văn Trung đã thuyết phục nghệ nhân lành nghề cao tuổi Trần Trung Lộ ở Chương Hóa làm gia công vật liệu gốc cho cây chổi lông gà do anh thiết kế. Sau hơn một năm, sản phẩm được bày bán tại các chi nhánh cửa hàng ở Công viên Văn hóa và Sáng tạo Tùng Sơn (Songshan Cultural and Creative Park), các chi nhánh cửa hàng của khu chợ Thần Nông (Maji Food & Deli) ở Đài Bắc, ít nhất cũng đem đến đơn đặt hàng với số lượng hơn 4.000 cây chổi lông gà cho vị nghệ nhân cao tuổi này.
Thông qua thiết kế, đưa hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống trở lại với sinh hoạt thường nhật, anh Khương Văn Trung cho biết: “Tôi còn có một ước mơ lớn hơn, đó là kết hợp ngành nghề truyền thống và tài nguyên mang bản sắc riêng của Đài Loan, tạo ra một thương hiệu giống như Muji Nhật Bản, mang phong cách sống có nét riêng của Đài Loan.”
Thông qua thiết kế làm sống lại nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, tựa như chiếc kèn trôm-pét thổi nên hướng đi mới cho ngành nghề truyền thống; cây chổi lông gà “Wan-zai-ji” vẽ nên mùa xuân cho nghề làm chổi lông gà, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống.